Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh quốc gia… Kế hoạch đưa ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tinh gọn, hiệu quả
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và cấp ủy đảng cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; đổi mới về phương pháp, hình thức, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền.
Xây dựng, hình thành và phát triển hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động truyền thông; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng phát thanh, truyền hình riêng về giáo dục nghề nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Rà soát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Giáo dục nghề nghiệp trong nhiệm kỳ 2026 – 2030 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề; xây dựng các cơ chế, chính sách đủ mạnh, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp…
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong trung học phổ thông; phân luồng học sinh sau phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa dạy nghề vừa dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó, rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở các cấp; Nâng cao năng lực, ổn định và phát triển mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, nhất là cấp tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; nâng cao tính tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ tư, rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm về quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các bộ, ngành bảo đảm hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục; lựa chọn các ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành nghề trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ;
Hình thành hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao gồm các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng của trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.
Có cơ chế, chính sách để người lao động tự do được tham gia học nghề
Thứ năm, đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động
Trong đó, nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi các chính sách về hỗ trợ học nghề cho các đối tượng; có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thông qua Thẻ học nghề cho người lao động; quy định các chuẩn chuyên môn và điều kiện đảm bảo triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo nghề tại doanh nghiệp.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho lực lượng lao động; Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh… được tham gia học nghề.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng công cụ, tiêu chí, tiêu chuẩn để công nhận chứng chỉ, bằng cấp cho người lao động đã tích lũy được trong quá trình làm việc để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.
Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong Dự án sửa đổi Luật Việc làm theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
Thứ sáu, đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo.
Phát triển, chuẩn hóa và cập nhật kịp thời các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra; Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin; phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; Đổi mới, đa dạng phương thức kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học, người lao động có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động…
Thứ bảy, phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.
Chuẩn hóa và định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đặc biệt ở cấp địa phương; Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phân bổ hợp lý theo vùng, miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo; đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng.

Quan tâm, chú trọng việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp để phát huy tối đa trí tuệ, tài năng của cán bộ quản lý và nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước.
Thứ tám, nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp.
Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
Đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp đặc biệt các ngành nghề khoa học – kỹ thuật – công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai.
Nghiên cứu, rà soát, đánh giá năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề; tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và các cơ sở đào tạo để kịp thời triển khai các giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo cân bằng cung cầu của thị trường lao động nói chung…
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Thứ chín, tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp
Ưu tiên bố trí chi ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề tương xứng với vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn; đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, địa bàn mà khu vực ngoài công lập có thể tham gia.
Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm chính sách bình đẳng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập; ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đặc biệt các cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và thực hành vùng, quốc gia; cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; ngành, nghề trọng điểm, kỹ thuật cao; nghề “xanh”; ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng tương lai; ngành, nghề đào tạo đặc thù…
Thứ mười, chủ động, tích cực, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Hình thành mạng lưới chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; trao đổi giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia quốc tế…
Mười một, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; hướng nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp; hình thành các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.
Tăng cường nghiên cứu khoa học, cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới trong giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động; gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp tại các vùng.
các bài mới hơn
Discussion on collaborating with New Era Institute
Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phá vỡ sự trì trệ để thay đổi: Cách tiếp cận khoa học cho lãnh đạo và nhà giáo”
Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
Introducing the Scottish Qualifications Authority (SQA)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ ĐƯỢC LIÊN HIỆP CÁC HIỆP HỘI KHOA HỌC, KỸ THUẬT TỈNH PHÚ THỌ TẶNG GIẤY KHEN HỘI VIÊN HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2024
Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung thành viên Hội đồng Kiểm định
HỢP TÁC TOÀN DIỆN VÌ MỘT TƯƠNG LAI CHUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM – ĐỨC
Trung tâm Kiểm định CATD chúc mừng năm mới 2025
Explore Exciting Events & Learning Opportunities at the American Center Hanoi in 2025
Công bố quyết định, trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo Dược và Điều dưỡng cho Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp
các bài cũ hơn
BẾ MẠC CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG MOKPO NATIONAL UNIVERSITY( MNU), HÀN QUỐC VÀ HIỆP HỘI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội ký kết hợp tác với Công ty CP Giáo dục Asean
HỢP TÁC TOÀN DIỆN VÌ MỘT TƯƠNG LAI CHUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM – ĐỨC
Trung tâm Kiểm định CATD tổ chức chương trình Tổng kết hoạt động năm 2024
Kết thúc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo Chuyên đề tại trường Cao đẳng Kiên Giang
Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 2024 tại trường Cao đẳng Kiên Giang
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo Dược và Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế An Giang
Trung tâm Kiểm định CATD chúc mừng năm mới 2025