Để giáo dục nghề nghiệp gắn kết với việc làm

Ngày 22-4, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai đơn vị.

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp – việc làm

TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, cho biết, chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm giai đoạn 2021-2025 nhằm tăng cường sự phối hợp giữa hai đơn vị trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về GDNN và việc làm nhằm củng cố, tạo dựng các giá trị mới, nâng cao vị thế và vai trò của các bên; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN), việc làm và kiểm soát tốt tỷ lệ thất nghiệp trong thị trường lao động (TTLĐ) Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong tình hình mới.

Trong giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm tăng cường phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ sau.

Thứ nhất, Xây dựng, tham mưu xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các bên.

Thứ hai, Xây dựng, triển khai chương trình, dự án, đề án tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở GDNN và các tổ chức dịch vụ việc làm.

Thứ ba, Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách.

Thứ tư, Xây dựng TTLĐ, chính sách việc làm gắn liền với GDNN, nâng cao chất lượng dự báo cung – cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thứ năm, Hợp tác phát triển kỹ năng nghề (KNN) quốc gia đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.

Thứ sáu, Các lĩnh vực hợp tác khác theo yêu cầu công tác giữa các bên.

Các hoạt động phối hợp giữa hai đơn vị tập trung vào nhiều nội dung. Trong đó có các nội dung chính như: Xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức các hội nghị, hội thảo và đào tạo, tập huấn; Phát triển KNN quốc gia và điều tra, khảo sát….

Hai bên cũng phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về gắn kết GDNN, việc làm, xuất khẩu lao động; tuyên truyền về chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ KNN để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) và chế độ, chính sách cho giáo viên, chế độ hỗ trợ học nghề cho học sinh tại các cơ sở GDNN; gắn kết GDNN với nhu cầu của TTLĐ….

Yêu cầu đổi mới trong thời gian tới

Phát triển tại lễ ký, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung hoan nghênh hai đơn vị trực thuộc cơ quan này đã chủ động hợp tác để xúc tiến những công việc có tính chất nền tảng của toàn ngành lao động, thương binh và xã hội trong thời gian tới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, vấn đề lao động – việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm, quan trọng hàng đầu đặt ra trong lĩnh vực. Thời gian qua, ngành đã cố gắng rất nhiều và đã đạt được những kết quả ban đầu, quan trọng trong đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, trong tạo công ăn việc làm cho NLĐ.

Cụ thể, trong năm năm qua, hơn tám triệu NLĐ được đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp là hơn 2%, thấp nhất là 1,98%. Ngay cả trong thời gian bị dịch Covid-19 ảnh hưởng, tỷ lệ thất nghiệp là 2,48%. Như vậy,  việc ổn định công ăn việc làm, ổn định đời sống góp phần quan trọng trong ổn định đời sống kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống của NLĐ, của nhân dân. Trong kết quả đó, có phần đóng góp của lĩnh vực lao động – việc làm và GDNN.

Ông Đào Ngọc Dung cho hay, chỉ tiêu đặt ra là nâng tỷ lệ NLĐ được đào tạo lên 70 đến 75%, Trong đó, tỷ lệ có chứng chỉ nghề nghiệp, có chứng chỉ – bằng cấp dự kiến hết giai đoạn 2021-2025 là hơn 30%. Đến năm 2030, phấn đấu khoảng hơn 40% NLĐ qua đào tạo có bằng cấp.

Mục tiêu đặt ra thời gian tới của ngành lao động, thương binh và xã hội là khơi dậy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Việc đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN theo hai hướng: linh hoạt và hướng mở.

Nâng chất lượng nguồn nhân lực cũng gắn với chuyển dịch nhanh lực lượng lao động nông thôn, với tỷ lệ lao động ở khu vực này hiện nay còn hơn 30%. Tỷ lệ lao động phi chính thức còn cao. Do đó, GDNN gắn kết với việc làm là một yêu cầu tất yếu của đời sống, và đặt ra yêu cầu bắt buộc phải đổi mới trong 5 năm tới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn, trước mắt cần thực hiện cho tốt ba nhiệm vụ.

Trước hết, tuyên tuyền và triển khai tốt Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Làm sao người học học thật, thực hành thật, sống được bằng nghề. Nếu không làm tốt công tác tuyên truyền, bản chất của GDNN  hiện nay vẫn là yếu thế. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, người học, để làm sao xã hội coi học nghề là tất yếu. Cần tập trung cho công tác tuyên truyền GDNN. Xây dựng – thiết lập được hệ thống cung cầu lao động, dự báo nhu cầu thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn.

Cùng với đó, gắn chặt giữa đào tạo với việc làm, trong đó chú trọng đào tạo trước, đào tạo đón đầu. Tổng cục GDNN và Cục Việc làm cần xây dựng phương án và sử dụng một phần kinh phí đào tạo của quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho công tác đào tạo. Công việc này cần triển khai ngay trong quý 3 năm nay.

Cuối cùng, cần thực hiện chuyển đổi số quyết liệt, với tốc độ nhanh chóng. Tổng cục GDNN, Cục Việc làm cần phối hợp Cục Quản lý lao động ngoài nước để chuyển đổi số nhanh hơn.

Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/de-giao-duc-nghe-nghiep-gan-ket-voi-viec-lam-642898/?fbclid=IwAR236NLk6xH6iHWOnj11MvozFyI8P0dhNH–Whi6OKSBkIN-Dq1Ng_-rCsw

các bài mới hơn

các bài cũ hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *