Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình tìm hiểu văn hóa truyền thống qua sách, báo
(Ảnh: Báo Yên Bái)
Theo chỉ thị, trong giai đoạn 2011 – 2020, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Hội Khuyến học Việt Nam và các bộ, ngành tích cực triển khai trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố của cả nước.
Dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức, doanh nghiệp, sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, ngành giáo dục và các cấp Hội Khuyến học đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong nhân dân; qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (Kết luận số 49-KL/TW), Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo từ xa, xây dựng các khóa học trực tuyến mở, đại chúng trong các cơ sở giáo dục đại học; đa dạng hóa nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới phương thức học tập và tăng cường sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức các hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên. Nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận công nghệ, quản lý nhà trường theo hướng mở, kết nối, dùng chung hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu lớn.
Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các địa phương; rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên. Huy động đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành giáo dục chủ động, tích cực tham gia xây dựng và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở và tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Nghiên cứu đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước.
Tăng cường công tác chỉ đạo và đề ra những giải pháp thiết thực nâng cao tỷ lệ và chất lượng xóa mù chữ; chú trọng đối tượng là người mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Đẩy mạnh liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; rà soát các quy định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định chưa thực sự tạo sự liên thông giữa các trình độ đào tạo nhằm huy động, tạo điều kiện cho các loại hình cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy nghề nghiệp và tham gia giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới và các giải pháp phù hợp trong hoạt động dạy và học để chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Hội Khuyến học Việt Nam: Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, công nhận các mô hình học tập trong xã hội giai đoạn 2021 – 2030 phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa phương trong cả nước; nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập và tổ chức thí điểm để triển khai nhân rộng trong cả nước.
Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030” theo hướng nâng cao chất lượng các mô hình học tập.
Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ chức Hội Khuyến học ở các cộng đồng dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và trong lực lượng vũ trang, tạo nên phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp, công ty; đào tạo nghề gắn với ngành nghề truyền thống, gắn với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân, người lao động.
Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động.
Hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để Hội khuyến học các cấp tham gia các hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Chủ động rà soát và phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định có liên quan về giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học vừa được học nghề vừa có cơ hội học tập liên thông nâng cao trình độ.
Bộ Tài chính: Bố trí kinh phí và hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các đề án, dự án, chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang trong thời gian thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Kiện toàn bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030 các cấp ở địa phương theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư ban hành theo Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại, công nhận các mô hình học tập trong xã hội một cách thiết thực, hiệu quả. Chủ động đăng ký, lựa chọn và đề xuất các thành phố trực thuộc tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc điều hành.
Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên; rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Có chính sách thu hút, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác xóa mù chữ; triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ giáo dục cho người dân tộc thiểu số và miền núi sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo dõi công tác dân tộc và công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xây dựng và phát triển các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp quy hoạch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến năm 2030.
Cân đối và bố trí ngân sách địa phương đảm bảo cho công tác kiểm tra, đánh giá, công nhận các mô hình học tập; huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các đề án, dự án, chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền về vai trò, vị trí quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đưa nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể vào nội dung đánh giá thi đua hằng năm.
Các cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong cả nước, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, các phong trào thi đua khác.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
các bài mới hơn
Trường Cao đẳng Bình Thuận: Khai giảng năm học mới 2024- 2025 và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trung tâm Kiểm định CATD chúc mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trường cao đẳng Quảng Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Trường Cao đẳng Y tế An Giang khai giảng năm học mới và đón nhận Quyết định công nhận trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trường Cao đẳng Quảng Nam khai giảng năm học mới, đón hơn 1.700 tân sinh viên
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội thúc đẩy hợp tác quốc tế – mở rộng không gian học thuật toàn cầu cho sinh viên
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế Sakura Sài Gòn
Các đơn vị thành viên Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam cùng đối tác Trung tâm Kiểm định CATD tham dự Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc
Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Bế mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc
các bài cũ hơn
Tham gia chương trình của Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương tại Hàn Quốc
THAM QUAN, HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH
Ngày hội trình diễn tài năng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Sẵn sàng cho Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Tìm giải pháp sống chung với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2024-2025
Tập huấn công tác Tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN tại trường Cao đẳng Bình Thuận
Chuyến thăm và làm việc của Công ty Xây dựng Kobori tại Toichigi Nhật Bản, Công ty Cổ phần Wons Việt Nam và Công ty TNHH Trường Lâm Viên tại Văn phòng Hiệp hội
Hội khuyến học thương gia Đài Loan tại Việt Nam trao học bổng cho sinh viên và học viên cao học
Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam tiếp xã giao Giám đốc The Water Agency, Hà Lan