Hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức giao lưu Nhật- Việt, Tập đoàn AIC và các tổ chức liên quan tổ chức nhằm thúc đẩy và triển khai tốt Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản trong tình hình mới cũng như giải quyết một số vấn đề phát sinh của Chương trình do ảnh hưởng của Covid-19 thời gian gần đây.
Tăng cường phối hợp để thực hiện tốt các quy định mà hai bên đã ký kết
Phát biểu tại điểm cầu tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho rằng, hợp tác phát triển nhân lực giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua tiếp tục được coi trọng và có bước phát triển vượt bậc. Đến nay đã có trên 300.000 thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng. Việt Nam hiện là một trong 15 nước đứng đầu phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, số lượng thực tập sinh tại Nhật Bản hiện nay là trên 200.000 người và hiện có khoảng 435 doanh nghiệp tham gia phái cử.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hoan nghênh Chính phủ Nhật Bản đã có chủ trương mở cửa trở lại để tiếp nhận lao động
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bên cạnh số lượng thực tập sinh tăng thì vẫn còn nhiều điều cần chấn chỉnh như tình trạng thực tập sinh vi phạm pháp luật, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp… Nguyên nhân là do không thực hiện tốt việc tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh, một bộ phận doanh nghiệp, nghiệp đoàn thu tiền dịch vụ cao hơn mức quy định, giữ tiền đặt cọc của thực tập sinh, điều kiện làm việc và thu nhập thấp hơn mức quy định.
“Sau khi Bản ghi nhớ hợp tác về thực tập sinh kỹ năng (MOC) giữa hai nước được ký kết, các tổ chức quản lý lao động giữa hai nước đã tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể, trên cơ sở tiêu chuẩn MOC, Việt Nam cũng như các tổ chức của Nhật Bản đã xây dựng cơ chế làm việc định kỳ, trao đổi thông tin, phối hợp xử lý vi phạm nhằm kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp xấu tham gia phái cử. Thời gian qua, Bộ LĐ-TBXH Việt Nam cũng đã thu hồi giấy phép và đình chỉ một số hoạt động của doanh nghiệp vi phạm” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng thông báo với phía Nhật Bản, ngày 13/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam cũng đã chính thức thông qua qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có rất nhiều điểm mới. Cụ thể: mở rộng đối tượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; bổ sung thêm các chính sách khuyến khích để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuât cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với thị trường lao động; phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động từ nước ngoài trở về; đảm bảo cơ hôi việc làm và kiên quyết không phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Luật mới cũng đã sửa đổi , bổ sung thêm các quy định nhằm tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhất là các chi nhánh, các đầu mối hoạt động và kiên quyết xử lý nghiêm minh tất cả các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn vi phạm; quy định chặt chẽ các điều kiện khi cấp giấy phép dịch vụ và công khai, minh bạch các chế độ thu của người lao động…
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến
“Dịch Covid -19 đã làm đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phái cử lao động giữa hai nước. Hiện nay ở trong nước Việt Nam có hàng chục nghìn lao động theo chương trình hợp tác giữa hai nước đã trúng tuyển đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản và đã hoàn thành các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng nhưng do dịch bệnh nên chưa thể xuất cảnh được. Vì vậy, chúng tôi rất hoan nghênh Chính phủ Nhật Bản đã có chủ trương mở cửa trở lại để tiếp nhận lao động” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, bên cạnh việc tăng cường số lượng lao động thì có thể áp dụng các giải pháp để một số doanh nghiệp phối hợp với nhau, thống nhất cùng chung các chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi, như thế vừa tiết kiệm cho người lao động, vừa tiết kiệm cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu giữa hai quốc gia. Đồng thời, trên cơ sở MOC đã ký kết giữa hai bên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ LĐ-TBXH Việt Nam để thực hiện tốt các quy định mà hai bên đã ký kết, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản ngày càng hiệu quả hơn.
Cải thiện môi trường sống và làm việc của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tại Nhật Bản.
Tại đầu cầu Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam – Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cũng nhận định, thời gian qua, hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản là một thành công rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những tồn tại và phải tìm được nguyên nhân của những tồn tại đó. Ông Nam đề nghị các doanh nghiệp cần tập trung vào công tác đào tạo tu nghiệp sinh, để họ khi sang Nhật có thể trở thành những đại sứ đóng góp xây dựng cho mối quan hệ hữu nghị Việt- Nhật.
Các đại biểu Dự Hội thảo tại điểm cầu Bộ LĐ-TBXH
Ông Kobayashi Kenichi- Cục trưởng Cục Nam Châu Á, Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết, vào tháng trước khi Thủ tướng Nhật Bản sang thăm Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nhậm chức, ông đã khẳng định với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc rằng, mối quan hệ giữa hai nước đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Các thưc tập sinh kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển nền kinh tế của Nhật Bản ngày nay. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng hai nước đã nhất trí sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng Chương trình hợp tác đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng phát triển tích cực. Khi dịch Covid-19 tiếp tục gia tăng, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì phía Nhật Bản buộc phải tạm dừng tiếp nhận người nước ngoài vào Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, việc nhập cảnh của các thực tập sinh đã trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước, phía Nhật Bản đã áp dụng biện pháp ngoại lệ cho phép tái triển khai Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, hai nước cũng đã ký thỏa thuận chấp thuận tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản với điều kiện khi họ sang Nhật Bản phải kiểm tra sức khỏe và có thời gian cách ly hai tuần.
“Chúng tôi cũng hiểu rằng, khi dịch bệnh lây lan và kéo dài, cuộc sống của thực tập sinh Việt Nam cũng trở nên khó khăn hơn, rất nhiều thực tập sinh kỹ năng mất việc, không thể về nước. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan ngăn chặn các công ty môi giới xấu và loại bỏ tình trạng thực tập sinh phải trả quá nhiều chi phí trước khi xuất cảnh cũng như cố gắng cải thiện mỗi trường sống và làm việc của thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản.”, ông Kobayashi Kenichi cam kết.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, chương trình hợp tác lao động giữa hai nước đang phát triển thuận lợi. Đến cuối năm 2019, khoảng 220.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đến hết năm 2020 có khoảng gần 40.000 thực tập sinh đang chờ xuất cảnh, khoảng 15.000 thực tập sinh đã hết hạn hợp đồng nhưng không thể về nước.
Thời gian gần đây đã phát sinh các vấn đề về vi phạm quy định, pháp luật Nhật Bản liên quan tới công dân, thực tập sinh Việt Nam gây dư luận không tốt trong công đồng Nhật Bản.
|
Nguồn: http://molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=224300
các bài mới hơn
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài tại Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo nghề Dược và nghề Điều dưỡng trình độ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Kết thúc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật Xét nghiệm Y học tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Khai mạc Đợt khảo sát đánh giá ngoài chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Phương Đông
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật Xét nghiệm Y học tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Kết thúc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài tại Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp
Kết thúc đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài CSGDNN tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
PHƯƠNG ÁN GIẢM 5 BỘ, 2 CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo Dược và Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp
Khai mạc Đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
các bài cũ hơn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ – XÃ HỘI KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG AJOU MOTOR
LÃNH ĐẠO BỆNH VIÊN ĐA KHOA Ở KITANAGOYA VÀ NGHIỆP ĐOÀN BOSO AVDANCEMENT NHẬT BẢN THAM QUAN VÀ LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ
Trường Cao đẳng Bình Thuận: Khai giảng năm học mới 2024- 2025 và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trung tâm Kiểm định CATD chúc mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trường cao đẳng Quảng Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Trường Cao đẳng Y tế An Giang khai giảng năm học mới và đón nhận Quyết định công nhận trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trường Cao đẳng Quảng Nam khai giảng năm học mới, đón hơn 1.700 tân sinh viên
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội thúc đẩy hợp tác quốc tế – mở rộng không gian học thuật toàn cầu cho sinh viên
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế Sakura Sài Gòn
Các đơn vị thành viên Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam cùng đối tác Trung tâm Kiểm định CATD tham dự Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc